Template Tin Tức Mới Nhất


Theo tâm lý học, hội rối loại nhân cách ái kỷ còn được gọi là hội chứng yêu bản thân thái quá. Định nghĩa này được xuất phát từ một câu chuyện thần thoại Hy Lạp về một chàng trai có tên là Narcissus. Chàng ta có một vẻ đẹp hoàn hảo, khiến tất cả những cô gái biết đến anh đều phải lụy trước gương mặt khả ái đó. Một nữ thầ sông núi tại vùng đất này – Echo đã đem lòng yêu chàng ta say đắm. Những do trước đây Echo đã phạm một lỡi lầm với Here nên cô bị nữ thần tước đi giọng nói ngọt ngào của mình nên cô chỉ có thể lặp lại giọng nói sau cùng của người khác (tiếng vọng khi ai đó nói to ở gần sông núi). Echo đã dẹp bỏ những ngịa ngùng để tổ tình với Narcissus đáp lại sự chân tình đó là một vẻ lạnh nhạt và chảng quan tâm. Echo đau khổ tột cùng, rồi cơ thể cô dần tiều tụy và xanh xao. Những nữ thần sông núi khác thấy vậy rất tức giận nên đã cầu nữ thần tình yêu Aphrodite cho Narcissi một hình phạt thích đáng. Nữ thần Aphrodite chấp thuận lời cầu xin đó và ban cho Narcissus một lời nguyền ràng anh ta sẽ phải yêu người đầu tiên chàng ta gặp. Vào một ngày xuân, Narcissus và rừng săn thú đến khi cơ thể thấm mệt anh liền tìm một con suối để nghỉ ngơi. Và khi cuối xuống dòng suối để rửa mặt chàng ta bắt gặp một khuôn mặt đẹp tuyệt trần, từ đó chàng yêu thiết tha chình bản thân mình. Nhưng đau khổ thay mỗi khi Narcissus đưa tay xuống nước để chạm vào tình yêu của chàng thì hinh ảnh đó lại vỡ tan tành, nó khiến chàng đau khổ mỗi giây phút. Rồi cứ thế, chàng cứ ngắm nhìn hình bóng của chính mình bên bở suối mà chẳng màn đến ăn uống, thân hình tiều tụy rồi chàng mất ngay cạnh bờ suối. Nơi đó mọc lên những bông hoa thủy tiên trắng tinh khôi và đầy sự kiêu ngạo. Chình từ câu chuyện của Narcissus con người dùng nó để nói lên sự kiêu ngạo và chỉ yêu bản thân mình một cách thái quá.
Cụm từ ái kỷ được dùng để chỉ một loại bệnh tâm thần có liên quan đến việc rối loại nhân cách. Những người này có những biểu hiện yêu bản thân quá mức đến kì lạ.

NHỮNG BIỂU HIỆN RÕ CỦA NGƯỜI MẮC BỆNH ÁI KỶ:


Về nhân cách họ hay dựa vào khả năng của người khác để xác định bản thân mình như thế nào, thích phóng đại bản thân lên và xem thường người khác.
Về mục tiêu sống của bản thân: Những thành quả trong đời của họ được đo lường nhờ vào lời tán dương của kẻ khác, mục tiêu và khả năng họ có thể làm lại được đề cao hơn một cách vô lý để biến mình thành một người đặc biệt. và thường không để ý động lực của mình là gì.
Về sự thấu cảm: Không có sự quan sát với người điều mà người khác cần với họ, tiếp nhận phản ứng ngời khác với thái độ quá mức, nhưng nếu trong trường hợp có sự liên quan đến mình thì sẽ lại có sự nâng cao và hạ thấp khả năng của bản thân và của người khác.
Về quan hệ tình cảm: Những mối tình của họ chủ yếu để thỏa ãn nhu cầu của bản thân, phục vụ cái tôi của họ và không hề có việc cảm thấy tò mò về đối phương.

Trường hợp về những căn bệnh này thường xảy ra với người ở độ tuổi đã trưởng thành, bời vì trẻ em và vị thành niên lúc đó tâm lý chưa được hoàn thiện.
Ở khía cạnh là một người mắc bệnh ái kỷ thì tầng tầng tiềm thức của họ luôn có sự ảo tưởng, họ luôn cho bản thân họ xứng đáng với những giá trị có mặc ở trên đòi, và khi người khác hơn họ một thứ gì đó, lập tực cảm giác bản thân họ bị đe dọa và cảm thấy nguy hiểm bởi thành công của ai đó sẽ xuất hiện. Họ lấy sự thõa mãn của bản thân với việc mình hơn được kẻ khác là một niềm vui tột cùng.

Giống như những bệnh tâm lý khác, căn bệnh này rất khó nhận biết được và có rất nhiều trường hợp không biết mình đang bị bệnh. Nên hay dành nhiều thời gian để tìm hiểu con người mình, về những nhu cầu bản thân cần, về thái độ mình đối xử với người khác, … để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đinh Lăng
Theo tamlyhoctoipham

***BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM***

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp nhận xét vào bài viết!

Video

Translate

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *