Template Tin Tức Mới Nhất

Vào những ngày đầu mùa hè oi bức, các gia đình thường đưa người thân và các bé của mình tìm đến những nơi mát mẻ để tránh nóng, và một trong những địa điểm được tìm đến nhiều nhất đó là biển. Nhưng phải làm sao khi người thân trong gia đình bị sứa cắn? Sau đây chúng tôi xin được chia sẻ một số mẹo để gia đình bạn có thể phòng chống loài vật này.

Sứa biển - hung thần của mùa hè

Sứa là một loài nhuyễn thể, có thân mềm sống ở môi trường nước biển. Sứa không phát triển được trong môi trường nước tĩnh lặng mà chúng thường sống và phát triền tốt nhất trong điều kiện dòng nước luôn chuyển động, đặc biệt là khi có sóng to mưa bão. Ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa và có bão thường xuyên như ở Việt Nam (các tỉnh miền Trung) thì đây là vùng mà sứa có số lượng tập trung đông nhất. Thức ăn của chúng thường là các loài giáp xác, sinh vật phù du, trứng của các loài cá thậm chí là một số loài cá nhỏ. Tại một số vùng biển có nhiều ánh nắng như ở nước ta, việc nhận diện loài sứa là rất khó khăn vì chúng có xu hướng trong suốt và không màu. Chỉ có một số loài sống ở tầng nước sâu hơn có thể biết được phải kể đến qua vẻ ngoài của chúng đó là màu đỏ, tím xanh và vàng.
Sứa hoạt động chủ yếu vào các khung giờ từ 16 đến 18h chiều là thời điểm thủy triều lên cũng là thời điểm có số lượng người đi tắm biển đông nhất.

Trong cơ thể của sứa chứa rất nhiều độc tố nên một khi da của con người chạm phải thì sẽ có một số triệu chứng như: Tức ngực, tím tái, cơ thể ra mồ hôi nhiều, tim đập nhanh, tụt huyết áp, khó thở, buồn nôn. Nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê. Trường hợp nặng có thể gây chết đuối nếu không có ai biết.

cách xử lý khi bị sứa biển cắn


Những vết tấy đỏ trên da và những vết bỏng nước đi kèm đau nhức là những triệu chứng khi bị sứa biển cắn

Cách xử lý khi bị sứa biển cắn

Khi người thân của bạn có những biểu hiện như trên, ngay lập tức hãy di chuyển lên bờ để tránh tình trạng tiếp tục có những biến chứng nặng hơn.



Nhanh chóng sơ cứu vết thương bằng nước biển sạch hoặc nước muối pha đặc làm sạch và loại bỏ những tế bào ở trên miệng vết thương. Tuyệt đối không sử dụng nước ngọt vì chính nước ngọt sẽ là nguyên nhân khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn do nước ngọt kích thích các tế bào sứa tiết ra độc. Xúc tu của sứa vẫn có thể tiết ra độc ngay cả khi nó tách rời cơ thể chính.

bị sứa biển cắn nên làm gì

Khi gỡ các xúc tu và bộ phận cơ thể của sứa, tay người hỗ trợ nên rửa sạch hoặc đeo găng tay tránh trường hợp cả người chữa trị lẫn nạn nhân đều bị gai của sứa đâm.

Bạn có thể dùng dung dịch dấm loãng hoặc những loại nước gần gũi với chúng ta như: Nước soda, hay nước chanh để làm dịu đi cơn đau hoặc có thể dùng đá chườm lên miệng vết bỏng do sứa gây nên. Nếu người bệnh vẫn còn bị đau thì có thể sử dụng những phương pháp kể trên nhưng khi thấy có biểu hiện nghiêm trọng, bạn hãy nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế bệnh viện gần nhất để chữa trị kịp thời.

Trên đây là một số cách để phòng chống sứa khi đi biển. Tuy sứa chỉ có theo mùa hè nhưng bạn cũng đừng quên mang theo những trang thiết bị y tế cá nhân cũng như trang bị những kiến thức cho mọi người để phòng ngừa cho các bé và người thân trong gia đình trong những ngày hè này nhé!

Văn Tuấn

***BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM***

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp nhận xét vào bài viết!

Video

Translate

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *