Template Tin Tức Mới Nhất

Mỗi người đều có một cuộc sống riêng của bản thân và công việc cũng vậy, mỗi người mỗi công việc khác nhau. Nhưng nhu cầu có được một cuộc sống tốt hơn, công việc khỏe khoắn, đỡ vất vả hơn đều là nhu cầu chung của tất cả chúng ta. 

Thế nhưng công việc là một yếu tố cực kỳ quan trọng tác động đến cuộc sống của mỗi người. Nhiều người suốt ngày cứ than vãn, kêu ca về công việc, nhiều người cứ lẵng lặng cắm cúi làm việc đầu tắt mặt tối, đó là do đâu. Do chính họ không biết cách phân chia công việc phù hợp cũng như không biết cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý. Đó chính là nguyên nhân chính khiến cho họ luôn rơi vào tình trạng bế tắc hoặc mệt mỏi mỗi khi nhắc đến công việc.

Những nhà tâm lý học gọi đó là bế tắc trong công việc, chính là sự mệt mỏi của con người khi làm một việc gì đó quá sức dẫn đến căng thẳng tinh thần, bộ não. Triệu chứng đó chính là do họ cố gắng làm việc xuyên suốt nhiều giờ mà không có thời gian nghĩ ngơi, hoặc làm việc trong tình trạng khó khăn hay ở trong môi trường độc hại,...

TÁC HẠI CỦA KIỆT SỨC TRONG CÔNG VIỆC:

Rõ ràng chúng ta đã biết làm việc quá sức sẽ dẫn tới nhiều tai họa cho sức khỏe, thế nhưng nhiều người vẫn cứ mặc nhiên cố gắng làm việc cho xong, làm tới khuya có khi đến sáng mà quên ăn quên ngủ. Thế thì, hãy xem những hậu quả sau đây trước khi quá muộn nhé!


kiệt sức trong công việc

Làm việc quá sức gây hại cho sức khỏe dẫn đến thể chất kém, trầm cẩm, hành vi làm việc không hiệu quả và làm giảm sự hài lòng trong công việc. Điều này cả trở sự thăng tiến trong sự nghiệp của tất cả chúng ta.

Làm việc kiệt sức còn làm thay đổi mạch thần kinh trong não và làm tổn thương khả năng của chúng ta khi đối phó với những tình huống căng thẳng - Theo nghiên cứu của tiến sĩ Armita Golkar đã cho thấy. Sau đây, là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang quá sức trong công việc:


1. LIÊN TỤC LO LẮNG

Bạn biết rằng công việc bấy nhiêu đó mính sẽ phải làm cho xong, cho hết nhưng tâm trạng lúc nào cũng đang trong lo lắng. Lúc nào cũng bồn chồn, lo sợ có làm sai hoặc có làm xong được trong ngày hay không, đôi lúc bạn không biết được tại sao mình lại trở nên như thế và không biết cách để chấm dứt nỗi lo.


áp lực công việc

Chính cảm giác lo lắng này sẽ dẫn đến hiệu quả công việc của bạn sa sút hơn và giảm hiệu suất làm việc. Có thể do trước đó và hiện tại bạn đang cố gắng làm rất nhiều công việc được giao để kịp bàn giao cho sếp. Nhưng càng lo lắng, trong khi đó không biết cách sắp xếp thời gian và công việc cho logic thì chỉ khiến bạn chậm trễ và lẩn quẩn hơn mà thôi.

2. TINH THẦN MỆT MỎI

Chắc hẳn ai cũng đã từng mệt mỏi với công việc vì quá nhiều, quá áp lực, quá gấp rút, quá thất bại. Điều này làm cho tinh thần của bạn thật sự xuống cấp, cơ thể rã rời dẫn đến thái độ tiêu cực của bạn đối với các nhiệm vụ khác, đồng nghiệp khác, khiến bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi để tiếp tục công việc của những ngày tiếp theo.


mệt mỏi trong công việc

Đôi lúc, bạn chỉ bị như vậy khoảng 1 buổi hoặc 1 ngày hoặc 2 ngày là hết. Nhưng nếu bạn gặp tình trạng mệt mỏi, chán nản, tiêu cực trong vài ngày đến vài tuần trở lên, thì chắc chắn bạn đang bế tắc hoặc kiệt sức trong công việc. Do đó, hãy thư giãn một vài ngày để suy nghĩ lại, xem xét lại công việc mình đang làm để tìm hướng giải quyết, hướng đi đúng đắn hơn nhé!

3. XUỐNG "MOOD" (hay còn gọi là xuống sắc)

Thường thì việc này hay xảy ra với phụ nữ. Phái đẹp thường hay chăm chút đến nhan sắc, ăn mặc, bản thân, tinh thần luôn vui vẻ nếu công việc thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải rắc rối hoặc khó khăn trong công việc, sẽ khiến tâm trạng và tinh thần không được vui vẻ, thoải mái, tươi cười như những lúc nhàn rỗi. Khuôn mặt lúc nào cũng hằn học khí sắc, tóc tai không gọn gàng chải chuốt, đi nhanh đứng vội chứ không yểu điệu như lúc rãnh việc. Chính như vậy, người ta gọi là xuống "mood". Nếu công việc quá sức, quá nhiều với bạn thường thì bạn chỉ lo cắm cúi giải quyết nó mà quên đi bản thân, nếu trong thời gian lâu sẽ dần khiến bạn không còn thói quen chăm chút bản thân nữa và tính khí cũng khác hẳn.


công việc và sắc đẹp

Cảm xúc cũng vậy, nó cũng bi ảnh hưởng rất lớn và có khả năng lây lan. Khi bạn làm việc quá sức, bạn đang kiệt sức trong công việc, chỉ một hành động nhỏ hoặc lớn của những người xung quanh ảnh hưởng đến bạn, làm bạn không vui sẽ khiến phản xạ một cách bất thường, không giống bạn ngày thường tí nào. 

4. TRÁNH TRÁCH NHIỆM

Mỗi người một việc, bạn đang làm việc của bạn một cách bình thường, nhưng có người đùn đẩy công việc của họ sang cho bạn, bạn lờ đi hoặc tránh đi thì không đáng nói. Nhưng đối với bạn, khi bạn gặp quá nhiều công việc, phải làm đủ thứ việc đến phán ngán và lại suy nghĩ muốn đùn đẩy cho ai đó làm thay, thì chứng tỏ bạn đang kiệt sức trong công việc rổi đấy. 


Một khi công việc quá tải, bạn đã đuối sức thường là bạn sẽ trì hoãn hoặc bỏ bê công việc. Điều đó sẽ tạo ra thói quen không tốt, làm hiệu suất công việc của bạn trì trệ đi. Do đó, hãy cố gắng sắp xếp, lấy lại tinh thần và giải quyết cho xong công việc.

5. THIẾU ĐỘNG LỰC


động lực làm việc

Thường ngày bạn vẫn hăng hái làm việc đến cùng, nhưng bỗng dưng mấy ngày nay tâm trạng của bạn trở nên bế tắc, tinh thần giảm đáng kể, bỗng dưng chẳng muốn làm việc gì nữa, đôi lúc cảm thấy "chưng hửng" không có hướng đi cho bản thân. Đó là bạn đang kiệt sức trong công việc, bản cảm thấy rằng công việc này quá nhàm chán đối với mình, hoặc không có tương lai gì cho bạn. Thế thì bạn nên cố gắng lấy lại tinh thần cho bản thân, định hướng lại cho chính mình. Đừng để suy nghĩ tiêu cực chiếm lấy con người bạn, hãy vạch ra mục tiêu và động lực để bản thân cố gắng hơn nhé!

6. HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC GIẢM ĐÁNG KỂ

Khi bạn vẫn còn tinh thần làm việc thoải mái, vui vẻ và có động lực sẽ mang lại kết quả tốt cho công việc bạn đang làm. Thế nhưng, công việc quá nhiều, quá sức, bạn đang kiệt sức sẽ khiến tình thần làm việc của bạn thêm sa sút, không còn nổi sức để làm, lúc nào cũng suy nghĩ đến tiêu cực, thế nên hiệu suất công việc của bạn sẽ giảm đáng kể ngay.

Do đó, bạn nên ý thức được rằng mình đang bị đuối sức trong công việc, tìm ra phương hướng giải quyết, sắp xếp lại công việc để lấy lại động lực làm việc trước khi bị suy giảm hiệu quả. Bạn cũng đừng nên mãi chìm đắm trong tiêu cực hoặc mệt mỏi sẽ khiến bạn luôn gặp thất bại nhiều hơn.

Theo Themindsjournal

***BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM***

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp nhận xét vào bài viết!

Video

Translate

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *