Template Tin Tức Mới Nhất

 Tiếng Anh là một bộ môn ngoại ngữ rất thú vị nhưng cũng không hề dề dàng để chinh phục nó. Nếu học tiếng Anh đúng phương pháp, cách học thì chúng ta sẽ dần yêu mến môn ngoại ngữ này và dễ dàng theo đuổi đến thành công. Tuy nhiên, nếu lựa chọn sai phương pháp học thì rất dễ thật bại và dễ bỏ cuộc ngay từ ban đầu. Học bất kỳ một môn ngoại ngữ nào cũng vậy, ban đầu chúng ta cũng cần phải có những nguyên tắc, phương pháp học chuẩn và đúng thì về sau sẽ thuận lợi hơn khi học. Nếu bạn đang gặp rắc rối với tiếng Anh, hãy xem lại bạn đã thực hiện đúng 2 nguyên tắc cơ bản khi học tiếng Anh này chưa nhé?

nguyen-tac-hoc-tieng-Anh-hieu-qua

1. ĐỪNG CHỈ CHĂM CHÚ VÀO HỌC NGỮ PHÁP


Đúng là tiếng Anh, ngữ pháp vô cùng quan trọng. Nhưng bạn đã biết điều này chưa? 

Người bản ngữ họ không học về các quy tắc ngữ pháp cho tới bậc THPT. Cũng giống như việc học tiếng Việt của chúng ta từ nhỏ cũng vậy, chúng ta cũng đã không học quá nhiều về ngữ pháp tiếng Việt và cũng không chú ý nhiều về các quy tắc ngữ pháp trong quá trình giao tiếp.  


Khi học ngữ pháp tiếng Anh, chúng ta đã được thầy cô dạy rất nhiều quy tắc về việc chia động từ, sử dụng thì, sự hòa hợp giữa các thành phần trong câu,… Những kiến thức này thực sự hữu ích cho kĩ năng Viết. Tuy nhiên, trong khi giao tiếp, ngữ pháp chỉ đóng vai trò rất nhỏ. 


Bạn có biết vì sao không? Bởi khi nói chuyện, giao tiếp, bộ não con người không thể xử lý tốt quá nhiều việc cùng một lúc, mà trên thực tế, mà khi nói chuyện mọi thứ diễn ra rất nhanh, không hề có thời gian cho bạn sắp xếp câu từ, các cấu trúc ngữ pháp.


Do vậy, nếu chúng ta quá đặt nặng ngữ pháp khi giao tiếp sẽ vô tình khiến cuộc trò chuyện trở nên ngắt quãng và mất tự nhiên, thậm chí bạn sẽ phải dừng lại dể nghĩ ngợi về cấu trúc ngữ pháp rất mất thời gian. Chúng ta cần phải nhận định rõ, bản chất của giao tiếp là hai người có nghe hiểu ý kiến của người kia và có dễ dàng nói ra suy nghĩ của mình bằng lời hay không, chứ không phải là có nói đúng ngữ pháp hay không.


Do vậy, bạn đừng nên lo sợ khi giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ, cho dù bạn chưa giỏi. Bởi vì, thực ra chính bản thân họ cũng thường nói sai ngữ pháp, và thực sự họ không hề quan tâm tới lỗi sai của bạn đâu! Điều họ cần khi nói chuyện là thông điệp mà bạn nói ra phải rõ ràng, ngôn ngữ hình thể của bạn phải linh hoạt và phong thái tự tin. 


CẦN NHỚ TIẾNG ANH “TRUYỀN THỐNG” TẠI TRƯỜNG VỚI TIẾNG ANH THỰC SỰ (REAL ENGLISH)


Chắc các bạn vẫn còn nhớ, khi còn nhỏ bạn được học tiếng Anh ở trường nhiều năm học, nhưng nhược điểm của các bạn là vẫn chưa thể giao tiếp, chưa dám nói ra một câu tiếng Anh rõ ràng, đúng đắn. Hẳn là đa phần học sinh đều bị như vậy.  Hằng ngày, những bài kiểm tra rắc rối, phức tạp làm học sinh mắc kẹt trong nỗi sợ học bài và trả bài, những quy tắc ngữ pháp dài dằng dặc được viết bằng tiếng Việt khiến học sinh cảm thấy bế tắc trong việc ghi nhớ và vận dụng.


Bạn có biết vì sao không?  Là do phương pháp học tập truyền thống chú trọng quá nhiều vào ngữ pháp, chưa hề có một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả. Các thầy cô chỉ chú trọng tới việc dạy ngữ pháp, muốn học sinh phải nhồi nhét cấu trúc mà có mấy ai dạy cho học sinh đúng những kỹ năng khác. Chính vì vậy, đã khiến học sinh rơi vào một “vòng tròn lẩn quẩn”:


Nói tiếng Anh → Bị thầy cô chỉnh sửa, nhắc lỗi, la rầy trước lớp (lỗi ngữ pháp, từ vựng…) → Xấu hổ với bạn bè → Không muốn nói nữa, không muốn phát biểu nữa → Cảm thấy chán ghét tiếng Anh → Lười học tiếng Anh → Bản thận trở nên kém hơn, ít giao tiếp hơn → Kết quả tệ hơn → Khẳng định niềm tin rằng mình kém tiếng Anh, tiếng Anh không dành cho mình.


hoc-tieng-Anh-dung-cach

Do vậy, học sinh cứ luôn mang trong mình một tâm lý "sợ sai ngữ pháp khi nói tiếng Anh". Trước khi nói một câu tiếng Anh họ thường sắp xếp các ý nghĩ trong đầu, chọn lựa từ ngữ rồi sắp xếp chúng theo đúng các quy tắc ngữ pháp, khiến việc nói tiếng Anh không được tự nhiên và trôi chảy.


Thực tế những việc này dẫn tới một bất cập: việc học tiếng Anh chỉ là để vượt qua các bài kiểm tra ngữ pháp chứ không phải học để giao tiếp thực tế. Học cũng chỉ để vượt qua và hoàn thành các bài kiểm tra ngữ pháp,và rồi học sinh lại quên phần lớn những quy tắc ngữ pháp ấy, và rồi dẫn đến kết quả là ngay cả những học sinh có điểm rất cao trong các bài kiểm tra cũng không thể hiểu những đoạn hội thoại tiếng Anh thông thường, lại càng không có khả năng nói hay giao tiếp bằng tiếng Anh.


Do vậy, khi đề cập đến Real English. Bạn sẽ hiểu được sự khác biệt giữa việc sử dụng tiếng Anh ở trường và trong những ngữ cảnh thực tế. Cụ thể là ở trường, bạn được dạy rằng câu hỏi thì chỉ có 1 câu trả lời đúng và các câu phải đúng thì ngữ pháp.


Tuy nhiên với tiếng Anh thực tế thì cách nói sẽ trở nên linh hoạt và không giới hạn chỉ trong một câu trả lời. Người bản xứ có thể kể một câu chuyện và sử dụng thì hiện tại mặc dù sự kiện diễn ra trong quá khứ. Do vậy, tiếng Anh thực tế linh hoạt hơn và không bị bó buộc hay quy tắc. Và chúng ta dễ dàng tiếp cận và tiếp thu hơn.


Vì thế, những lập luận trên càng chứng minh cho câu nói: “Người bản xứ ko quá chú trọng đến ngữ pháp, miễn sao giao tiếp và hiểu nhau là được.”


 VẬY LỜI KHUYÊN NÀO ĐỂ HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ?


TRƯỚC TIÊN, CHÚNG TA ĐỪNG VỘI, HÃY LUYỆN TẬP KĨ NĂNG NGHE TRƯỚC NHÉ!


Các bạn còn nhớ lúc còn nhỏ chúng ta học tiếng Việt như thế nào?  Nhìn lại những ngày thơ ấu, thông qua việc lắng nghe mọi người giao tiếp, cảm nhận từng âm thanh, từng lời nói xung quanh, rồi tự nhiên bạn bật lên thành tiếng. Từ đó có thể thấy rằng kỹ năng đầu tiên mà bạn được học là nghe, nghe và nghe, cho đến khi bạn tập nói và sau đó là lên trường để học viết.  Thật vậy, tương tự với việc học tiếng Anh, hãy bắt đầu từ việc NGHE ĐÚNG CÁCH trước!


Không nên cố học thuộc những điểm ngữ pháp khô khan!


Đối với việc dạy ngữ pháp, bất kì thầy cô nào cũng sẽ chỉ dạy những điểm chính yếu nhất thôi (ví dụ tenses, relative clause, passive voice, prep..), có những cơ sở này bạn sẽ có thể giao tiếp được rồi. Vì thế, không nên quá chú trọng và buộc bản thân phải nhờ nhằm lòng các quy tắc ngữ pháp nhạt nhẽo và cứng nhắc. Thay vì đó, hãy nhớ và học ngữ pháp thông qua các ví dụ, câu văn cụ thể thông qua giao tiếp hằng ngày, listening, essays, make sentences…


Hãy bỏ túi cho bản thân một vốn từ vựng thật chắc!


Trích một câu nói của nhà Ngôn ngữ học nổi tiếng D. A. Wilkins: “Without grammar, very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed.” (Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt). Thật vậy, từ vựng chính là nền móng vững chắc của bất kì người học nào trên con đường chinh phục Tiếng anh.


Thế nhưng, học từ vựng sao cho đúng cách và đem lại tính ứng dụng? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy đến với nguyên tắc số 2 nhé!


2. ƯU TIÊN HỌC CỤM TỪ VÀ CÂU, HƠN LÀ HỌC TỪNG TỪ


CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT, NGƯỜI BẢN XỨ KHÔNG BAO GIỜ HỌC TỪNG TỪ RIÊNG LẺ. HỌ HỌC THEO CỤM!


Thay vì đọc lại đi lại một từ vựng vựng đơn lẻ để ghi nhớ chúng, ta nên tập cách nghe cả một đoạn câu có chứa từ vựng đó. Tương tự, khi gặp một từ mới, thay vì viết từ đó ra, bạn hãy viết hoặc ghi nhớ toàn bộ cả câu chứa từ đó. Cách làm này có hiệu quả lớn bởi vì:


- Một câu thì chứa lượng thông tin nhiều hơn rất nhiều so với một từ riêng lẻ.

- Một câu có mang ý nghĩa nên dễ ghi nhớ hơn.

- Khi ghi nhớ một câu, bạn cũng đang ghi nhớ ngữ pháp của câu đó, bạn đang học cách để sử dụng đúng từ đó trong một ngữ cảnh cụ thể.


Bạn không cần suy nghĩ về ngữ pháp, không cần ghi nhớ những quy tắc, tất cả sẽ được thực hiện một cách tự động. Đây chính là cách mà người bản ngữ học ngữ pháp: họ không học quy tắc ngữ pháp nhưng luôn nói đúng ngữ pháp.


SO SÁNH HỌC TỪ VỰNG “TRUYỀN THỐNG” VỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG 6 BƯỚC


Khi học tiếng Anh ở các trường phổ thông, khi học từ vựng (vocabulary), cách học từ vựng “truyền thống” vẫn đang được phần đông áp dụng hiện nay là: “Từ mới: nghĩa tiếng Việt”, và ghi một loạt hằng hà sa số từ vựng mới ra vở. Một số bạn thì khá hơn, viết thêm cách phát âm (pronunciation) và loại từ (noun, verb, adj, adv…).


Một số bạn còn ghi cách phát âm phiên âm tiếng Việt, ví dụ như ‘table’ là ‘tây bồ’ (phương pháp này làm hỏng nghiêm trọng pronunciation của chúng ta). Thú thật tôi cũng đã từng làm như trên :D.


Một số ví dụ như:


Judge: đánh giá (chớt)


External appearances: Vẻ ngoài, bề ngoài (ẹt tơ nồ ờ pia ri ờn)


Observation: Sự quan sát (ọp dơ vây sần)


Nhưng vấn đề với cách học truyền thống trên là gì?


Bây giờ tôi đố bạn có thể giao tiếp 1 câu hoàn chỉnh với từ ‘judge, illusive, impression, bullying, sue và misleading’ đấy?


Ắt hẳn bạn khó có thể đưa ra câu trả lời đúng không? Thật ra nguyên nhân khá đơn giản, đó là bởi phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiện tại của bạn chưa hiệu quả, vì thế, hãy thay đổi ngay hôm nay với phương pháp HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ hơn: Đặt câu (make sentences)! Vì sao lại phải đặt câu? Bởi lẽ khi giao tiếp, chúng ta đều giao tiếp theo câu hoàn chỉnh chứ không bao giờ sử dụng đơn từ.


Về cách thức, bạn có thể dùng từ điển Oxford, Cambridge hoặc từ điển Lạc Việt để tham khảo rất nhiều câu ví dụ cho mỗi từ mới, từ đó bạn có thể áp dụng để đặt câu cho riêng mình. Bạn nào chưa thể tự đặt câu thì hãy bắt đầu từ việc học từ, học những mẫu câu sẵn trước.


phuong-phap-hoc-tieng-Anh

Một điều quan trọng trong học tiếng Anh là hãy để cho trí tưởng tượng của mình bay xa, đừng nên giới hạn bất kì sự sáng tạo nào. Đặt càng nhiều câu càng tốt. Hãy tự trang bị cho mình một quyển sổ học vocabulary và ghi vào đó những từ mới với cách học từ theo 6 bước như sau:


Judge: quan tòa, trọng tài


Step 1 – Type of word: noun


Step 2 – Pronunciation: /dʒʌdʒ/


Step 3 – Definition: a person in a court who has the authority to decide how criminals should be punished or to make legal decisions.


Step 4 – Making sentence:The judge sentenced him to five years in prison. There are 3 judges of the Voice Vietnam or Vietnam Idol competition. The judge’s decision is final!


Step 5 – Word family:Justice (n) Judgment/Judgment (n) Judgemental (adj)


Step 6 – Synonyms: courtSentence: Please tell the court what happened.


Với phương pháp 6 bước này sẽ giúp bạn HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ hơn rất nhiều, bạn sẽ nhận thấy việc học từ vựng không còn là “sáng học – chiều quên” nữa, từ đó nâng cao sự tự tin khi áp dụng vào tình huống giao tiếp thực tế với người bản xứ. Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy quên đi phương pháp học từ truyền thống, hãy thay đổi cách học thật hiệu quả và phù hợp để có thể vững bước trên con đường chinh phục ngôn ngữ bạn nhé!


Việc học Tiếng Anh là cả một quá trình cần siêng năng và kiên trì theo đuổi, do đó mỗi chúng ta cần có những phương pháp học đúng cách để tiếp thêm động lực trên con đường chinh phục bộ môn ngoại ngữ tuyệt vời này!

Chúc các bạn sớm thành công!


Tham khảo


***BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM***

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp nhận xét vào bài viết!

Video

Translate

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *