Template Tin Tức Mới Nhất

Vitamin K là một vitamin khá ít được nhắc đến khi nói đến vitamin nói chung và vitamin tan trong dầu nói riêng dù vai trò rất quan trọng. Chúng ta hãy cùng Cuộc sống giản đơn 123 tìm hiểu về vitamin K trong bài viết sau đây.


ĐỊNH NGHĨA 

Vitamin K là một nhóm các chất tan trong dầu, có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Vitamin K được tìm ra bởi nhà khoa học người Đan Mạch Henrick Dam, chữ K được lấy theo từ Koagulationsvitamin (được lấy từ một tạp chí Đức).

PHÂN LOẠI

Vitamin K được chia làm hai loại theo nguồn gốc của chúng:

a. Vitamin K có nguồn gốc tự nhiên:



Vitamin K1 (phylloquinone): là dạng vitamin K phổ biến nhất trong bữa ăn hàng ngày, chúng được tìm thấy nhiều trong thực vật.
Vitamin K2 (menaquinone): được tìm thấy nhiều trong thực phẩm từ động vật, sản phẩm đậu tương lên men và có thể được sản xuất bởi vi khuẩn đường ruột.
b. Vitamin K có nguồn gốc tổng hợp: vitamin K3 (menadione), K4 (menadiol diacetate) và K5.

VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA VITAMIN K

Vai trò chính: như đã nói ở trên, vitamin K có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu thiếu vitamin K, cơ thể có nguy cơ máu khó đông, rất nguy hiểm đến tính mạng nếu chẳng may bị thương dù chỉ là một vết thương khá nhỏ.
Một số vai trò khác: giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa canxi huyết, chống ung thư, bệnh tim mạch, tăng chức năng não, giảm nguy cơ bị tiểu đường, ngăn ngừa sỏi thận (những người ăn chay ít bị sỏi thận hơn),...

NHU CẦU KHUYẾN NGHỊ

Bảng dưới đây thể hiện nhu cầu vitamin K trong một ngày (lượng đủ dùng – mcg/ngày)

 Nhóm tuổi
Nam
Nữ
 0-5 tháng
4
4
 6-12 tháng
7
7
 1-2 tuổi
60
60
 3-5 tuổi
70
70
 6-7 tuổi
85
85
 8-9 tuổi
100
100
 10-11 tuổi
120
120
 12-14 tuổi
150
150
 15-17 tuổi
160
160
 18-19 tuổi
150
150
 20-29 tuổi
150
150
 30-49 tuổi
150
150
 50-69 tuổi
150
150
 >70 tuổi
150
150
 Phụ nữ có thai

150
 Phụ nữ cho con bú

150

NGUỒN CUNG CẤP VITAMIN K


Rau xanh là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin K

Vitamin K1: rau xanh (cải xoăn, bông cải,…), dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc), trái cây (bơ, kiwi, nho,…).
Vitamin K2: sản phẩm thịt động vật, sữa, trứng, phomat và các sản phẩm đậu nành lên men.
Các vitamin K còn lại (K3, K4, K5): tổng hợp.

Hậu quả khi thiếu hoặc thừa vitamin K

a. Thiếu vitamin K:



Do cơ thể không dự trữ vitamin K với lượng lớn như vitamin A và D nên nếu chế độ ăn không đủ vitamin K sẽ gây thiếu vitamin K.
Nguyên nhân:
· Mắc các bệnh làm giảm khả năng hấp thu vitamin K như:  bệnh celiac, bệnh viêm ruột và bệnh xơ nang.
· Dùng vitamin A và E với liều cao làm giảm khả năng hấp thụ và tác dụng của vitamin K với cơ thể.
Hậu quả:
· Không có vitamin K dẫn đến máu không đông được, điều này rất nguy hiểm. Chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến mất máu nghiêm trọng, và còn nguy hiểm hơn nếu phải phẫu thuật.
· Tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương, tim mạch, Alzheimer, chảy máu chân răng, dễ bị bầm tím trên da, …


a. Thừa vitamin K:

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được lượng dùng giới hạn của dạng tự nhiên của vitamin K (vitamin K1 và K2) vì chúng chưa gây ra triệu chứng ngộ độc.
Tuy nhiên với vitamin K tổng hợp (điển hình là vitamin K3) thì có thể gây ra trạng thái đau đầu và một số biểu hiện khác khi được tiêu thụ quá liều từ các thuốc uống bổ sung vitamin liều cao. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin K nếu không muốn xảy ra tình trạng ngộ độc.

Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm chứa vitamin tan trong dầu nói chung và vitamin K nói riêng:


Sử dụng thực phẩm nguồn gốc rõ ràng, tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chế biến trong ngày, không bảo quản quá lâu tránh sự mất chất dinh dưỡng của thực phẩm
Do các vitamin này tan trong dầu nên bổ sung một chút dầu ăn hoặc dầu o-liu vào món ăn giúp hấp thu các vitamin này dễ dàng hơn. Tuy nhiên hãy chú ý khi xào lửa lớn cần đảo nhanh tay và không để quá lâu vì nhiệt độ cao dễ làm biến tính thực phẩm, dễ dẫn đến ung thư và một số bệnh khác.

Trên đây là một số hiểu biết về vitamin K, loại vitamin có vai trò quan trọng nhưng khá ít được đề cập đến trong cuộc sống, đồng thời cũng là một trong 4 loại vitamin tan trong dầu phổ biến (A, D, E, K). Hy vọng bài viết đã mang lại những kiến thức bổ ích giúp các bạn có được một cuộc sống lành mạnh.

Trương Hiệp
Theo Sức Khỏe Đời Sống

***BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM***

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp nhận xét vào bài viết!

Video

Translate

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *